A14 Tôi yêu

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A14 Tôi yêu

Tập đoàn đầu tư và phát triển toàn diện tài năng và nhan sắc

Latest topics

» TG 24 giờ qua ảnh: Người đàn ông thi leo cột mỡ
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:15

» Sấm sét Hà Nội lên tạp chí Mỹ
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:15

» Chùm ảnh:Lính Anh khỏa thân tập thể ủng hộ Hoàng tử Harry
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» TG 24 giờ qua ảnh: Học viên cảnh sát rèn luyện
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» Tóc bóng nước nổ tung trên đầu trọc mẫu nghiệp dư
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» Cận cảnh hà mã quyết chiến tranh ngôi đầu đàn
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Bé trai bị thương chờ điều trị
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: ‘Thây ma’ ngồi chờ tàu điện
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Trẻ em chơi đùa với... trăn
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Tiệc cưới dang dở vì cháy rừng
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chùm ảnh: Bữa ăn hụt của sư tử chột
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chùm ảnh: Giải cứu báo mắc kẹt trên hàng rào sắt
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chế quai cho dép tông từ vải hoa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:08

» Nhẫn cực xinh cực độc từ cán thìa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:08

» Pha chế sơn móng tay từ phấn mắt
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Độc đáo vòng tay kết từ khuy
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Đan báo cũ thành thùng đựng đồ hữu dụng
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Độc đáo vườn treo trong nhà
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:06

» Bánh pancake theo phong cách Đức có gì lạ?
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:01

» Lạ miệng món salad bơ với cà chua
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:01

» Công thức bánh Madeleine pho mát tuyệt hảo
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Lạ miệng món mỳ gà nấu nước dừa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Đẹp da với nước ép cà chua
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Ngọt ngào hương vị cà phê caramen
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 17:58

» TG 24h qua ảnh: Chiến binh tránh đạn bắn tỉa
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:53

» TG 24 giờ qua ảnh: Diễn tập sơ tán khỏi tòa nhà
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:52

» TG 24 giờ qua ảnh: Người biểu tình TQ phá xe Nhật
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:52

» Món tiết canh dưới ống kính nhiếp ảnh gia Đức
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:51

» TG 24 giờ qua ảnh: Cậu bé không bàn chân chơi bóng
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:46

» Nữ VĐV Wushu xinh đẹp, vung kiếm như phim kiếm hiệp
by handsomevip007 Fri 24 Aug 2012, 14:26

Chào bạn! Khách viếng thăm

    Nét đẹp cổ điển và hiện đại trong Trang giang của Huy Cận

    handsomevip007
    handsomevip007
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.6
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.6

    Số bài : 4021
    A14$ : 4499
    Danh tiếng : 920
    Tham gia : 01/12/2010


    Medal:
    Pet:
    Goods:

    Nét đẹp cổ điển và hiện đại trong Trang giang của Huy Cận Empty Nét đẹp cổ điển và hiện đại trong Trang giang của Huy Cận

    Bài gửi by handsomevip007 Wed 07 Mar 2012, 17:49

    Tràng Giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh/chị hãy phân tích bài thơ Tràng Giang để làm sáng tỏ nhận xét trên.

    Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
    Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài
    Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp
    ....
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
    Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. "Tràng giang" là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm "anh" đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ "tràng giang" mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.
    Tứ thơ "Tràng giang" mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.
    Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài". Trước cảnh "trời rộng", "sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.
    Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế:
    Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
    Con thuyền xuôi mái nước song song.
    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
    Củi một cành khô lạc mấy dòng.
    Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên "điệp điệp", "song song" ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng "tràng giang" dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.
    Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng
    Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
    Củi một cành khô lạc mấy dòng.
    Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách "thuyền về nước lại", nghe sao đầy xót xa. Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi "sầu trăm ngả". Từ chỉ số nhiều "trăm" hô ứng cùng từ chỉ số "mấy" đã thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn.
    Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc: "Củi một càng khô lạc mấy dòng". Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. "Một" gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, "cành khô" gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, "lạc" mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên "mấy dòng" nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.
    Nét đẹp cổ điển "tả cảnh ngụ tình" thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói "Củi một cành khô" thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
    Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:
    Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
    Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.
    Đôi mắt nhân vật trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông:
    "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu."
    "Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. "sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu".
    Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
    Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
    BÈo dạt về đâu, hàng nối hàng,
    Mênh mông không một chuyến đò ngang.
    Không cần gợi chút niềm thân mật,
    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
    Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời. Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là "hàng nối hàng". Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
    Mênh mông không một chuyến đò ngang
    Không cầu gợi chút niềm thân mật.
    Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
    Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:
    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
    Bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp" đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
    Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
    Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.
    Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
    Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại:
    Lòng quê dợn dợn vời con nước,
    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
    "Dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho thấy một nổi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
    Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là từ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ nỗi buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay.
    Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim... Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
    Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như "sâu chót vót", dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
    Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất "Huy Cận", với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.

    Theo vatgia

      Hôm nay: Fri 29 Mar 2024, 03:35