A14 Tôi yêu

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A14 Tôi yêu

Tập đoàn đầu tư và phát triển toàn diện tài năng và nhan sắc

Latest topics

» Discover the world of uninhibited dating.
by handsomevip007 Thu 04 Apr 2024, 00:46

» TG 24 giờ qua ảnh: Người đàn ông thi leo cột mỡ
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:15

» Sấm sét Hà Nội lên tạp chí Mỹ
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:15

» Chùm ảnh:Lính Anh khỏa thân tập thể ủng hộ Hoàng tử Harry
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» TG 24 giờ qua ảnh: Học viên cảnh sát rèn luyện
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» Tóc bóng nước nổ tung trên đầu trọc mẫu nghiệp dư
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» Cận cảnh hà mã quyết chiến tranh ngôi đầu đàn
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Bé trai bị thương chờ điều trị
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: ‘Thây ma’ ngồi chờ tàu điện
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Trẻ em chơi đùa với... trăn
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Tiệc cưới dang dở vì cháy rừng
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chùm ảnh: Bữa ăn hụt của sư tử chột
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chùm ảnh: Giải cứu báo mắc kẹt trên hàng rào sắt
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chế quai cho dép tông từ vải hoa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:08

» Nhẫn cực xinh cực độc từ cán thìa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:08

» Pha chế sơn móng tay từ phấn mắt
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Độc đáo vòng tay kết từ khuy
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Đan báo cũ thành thùng đựng đồ hữu dụng
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Độc đáo vườn treo trong nhà
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:06

» Bánh pancake theo phong cách Đức có gì lạ?
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:01

» Lạ miệng món salad bơ với cà chua
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:01

» Công thức bánh Madeleine pho mát tuyệt hảo
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Lạ miệng món mỳ gà nấu nước dừa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Đẹp da với nước ép cà chua
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Ngọt ngào hương vị cà phê caramen
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 17:58

» TG 24h qua ảnh: Chiến binh tránh đạn bắn tỉa
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:53

» TG 24 giờ qua ảnh: Diễn tập sơ tán khỏi tòa nhà
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:52

» TG 24 giờ qua ảnh: Người biểu tình TQ phá xe Nhật
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:52

» Món tiết canh dưới ống kính nhiếp ảnh gia Đức
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:51

» TG 24 giờ qua ảnh: Cậu bé không bàn chân chơi bóng
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:46

Chào bạn! Khách viếng thăm

    Truyện "Bông hồng vàng" (MT từng kể choa nghe ak)

    bestfriend4ever_35
    bestfriend4ever_35
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.4
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.4

    Số bài : 3068
    A14$ : 1767
    Danh tiếng : 1053
    Tham gia : 05/12/2010
    BGItem : BGnone


    Medal:
    Pet:
    Goods:
    26032011

    Truyện "Bông hồng vàng" (MT từng kể choa nghe ak) Empty Truyện "Bông hồng vàng" (MT từng kể choa nghe ak)

    Bài gửi by bestfriend4ever_35

    "... Anh tìm thấy Pautôpxki trong cuộc sống

    Bông hồng vàng góp lại từ đáy của đời thường"

    Tôi không sao nhớ ra được là mình đã biết câu chuyện anh thợ
    quét rác thành Pari tên là Giăng Samet như thế nào. Samet kiếm sống bằng
    nghề quét dọn những xưởng thủ công trong khu phố anh ở.

    Samet sống trong một túp lều ở ngoại thành. Tất nhiên, có thể tả
    tỉ mỉ khu ngoại ô song như vậy sẽ đưa độc giả ra ngoài lề câu chuyện.
    Thiết tưởng chỉ cần nhắc lại rằng, đến nay, ở những khu ngoại thành
    Pari, vẫn còn lại những tường thành cổ bằng đất cũng đủ. Vào khoảng thời
    gian xảy ra câu chuyện, những bụi hoa kim ngân và sơn trà vẫn mọc um
    tùm trên tường thành và chim chóc làm tổ trong những bụi đó.

    Túp lều của anh thợ quét rác nằm ép sát vào chân tường thành
    phía bắc, kề bên những ngôi nhà nhỏ bé của các bác hàng thiếc, các bác
    thợ giày, những người đi nhặt mẩu thuốc lá và những người ăn xin.

    Nếu như Môpatxăng để ý đến cuộc sống của những người cư trú
    trong những túp lều nọ, hẳn ông đã viết thêm được một số truyện ngắn
    tuyệt hay. Có khi chúng sẽ làm cho vinh quang vốn đã rực rỡ của ông thêm
    nhiều ánh lấp lánh mới.

    Đáng tiếc là không một người ngoài cuộc nào để mắt đến những nơi
    ấy, trừ lũ mật thám. Mà bọn này cũng chỉ ló mặt tới đấy trong trường
    hợp phải đi lùng kiếm đồ vật mất trộm.

    Bằng vào biệt hiệu “Gõ kiến” mà hàng xóm láng giềng đặt cho
    Samet, ta phải hình dung anh là một người gầy gò, mũi nhọn và dưới vành
    mũ bao giờ cũng lủng lẳng một mớ tóc giống như mào chim.

    Trước kia, Samet đã từng được sống những ngày sung sướng. Anh
    đăng lính trong quân đội của “Tiểu Napôlêông” trong thời gian chiến
    tranh ở Mêhicô.

    Samet gặp may. Anh bị sốt rét nặng ở Vera-Krux. Anh lính ốm yếu
    chưa từng qua một trận đọ súng thật sự nào liền được gửi về nước. Viên
    chỉ huy trung đoàn nhân dịp bèn nhờ Samet đưa đứa con gái lên tám của
    ông tên là Xuyzan về Pháp.

    Viên chỉ huy goá vợ, vì thế đi đâu ông cũng phải đèo bòng con
    gái theo. Nhưng lần này ông quyết định tạm xa con và gửi nó về cho người
    chị ở Ruăng. Khí hậu ở Mêhicô rất độc đối với trẻ con Âu. Thêm vào đó,
    cuộc chiến tranh du kích hỗn độn ở đây chẳng thiếu gì những nguy hiểm
    bất ngờ.

    Trên đường Samet về Pháp khí nóng bốc ngùn ngụt trên Đại Tây
    Dương. Con bé suốt ngày im lặng. Thậm chí nhìn những con cá bay vọt lên
    khỏi mặt nước, bóng nhẫy, nó cũng chẳng mỉm cười.

    Samet hết sức chăm sóc Xuyzan. Tất nhiên anh cũng hiểu rằng con
    bé không chỉ mong được anh chăm sóc mà còn muốn được âu yếm vuốt ve. Mà
    anh, tên lính của một trung đoàn thuộc địa, anh có thể nghĩ ra được cái
    gì trìu mến kia chứ? Anh có thể mua vui cho nó bằng cách gì đây? Đánh
    mạt chược với nó chăng? Hay hát cho nó nghe những bài hát thô tục của
    lính tráng.

    Nhưng dù sao cũng không thể cứ nín lặng mãi. Càng ngày anh càng
    hay bắt gặp cái nhìn băn khoăn của con bé. Cuối cùng anh đánh liều kể
    cho nó nghe một cách không có mạch lạc, về cuộc đời mình, nhớ lại những
    tình tiết nhỏ nhặt nhất về một vạn chài trên bờ biển Măngsơ, những bãi
    cát tơi, những vũng nước khi triều xuống, ngôi nhà thờ nhỏ trong thôn
    với quả chuông rạn, chuyện bà mẹ anh chữa cho hàng xóm láng giềng khỏi
    chứng đau rát thực quản.

    Samet không tìm được chuyện gì buồn cười trong mẩu ký ức đó để
    làm vui cho Xuyzan. Nhưng anh ngạc nhiên thấy con bé nghe một cách háo
    hức và thậm chí còn bắt anh kể đi kể lại, đòi biết thêm những tình tiết
    mới.

    Samet nặn óc tìm cho ra những tình tiết ấy, mãi cho đến khi anh
    không còn tin được là chúng có thật. Đó không chỉ là những ký ức, mà chỉ
    là bóng dáng mờ nhạt của chúng. Chúng tan ra như những mảng sương mù.
    Thực vậy, Samet không hề ngờ rằng sẽ có lúc anh phải khôi phục lại trong
    trí nhớ quãng thời gian vô ích ấy của đời mình.

    Có lần anh mang máng nhớ tới một bông hồng bằng vàng. Cũng chẳng
    ra là Samet đã trông thấy bông hồng thô kệch đánh bằng vàng đã xuống
    nước móc vào cây thánh giá của Chúa trong nhà một bà lão dân chài, mà
    cũng chẳng ra là anh đã nghe câu chuyện về bông hồng đó do những người
    láng giềng kể lại.

    Không, đúng là anh thậm chí đã thấy bông hồng đó và còn nhớ nó
    sáng lấp lánh như thế nào, mặc dù bên ngoài cửa sổ không có nắng và cơn
    bão buồn thảm đang gầm gào ngoài eo biển. Càng về sau, Samet càng nhớ rõ
    hơn cái ánh lấp lánh ấy: Nó giống như những ngọn lửa nhỏ cháy sáng dưới
    một trần nhà thấp.

    Mọi người trong thôn đều ngạc nhiên thấy bà lão dân chài không
    chịu bán vật quý của mình đi. Bán nó đi bà có thể thu được cả đống tiền.
    Chỉ một mình mẹ Samet biết rằng bán bông hồng ấy đi là có tội, bởi vì
    đó là quà chúc phúc của người tình bà lão tặng bà, khi bà còn là một cô
    gái tươi hơn hớn làm ở nhà máy đóng hộp cá xácđin ở tỉnh Ôđécnơ.

    - Trên thế gian này hiếm ai có được những bông hồng vàng, - mẹ
    Samet nói. – Nhà nào có nó, nhà ấy sẽ được hạnh phúc. Mà không riêng gì
    họ, ai đụng tới bông hồng đó, người ấy cũng sẽ được hạnh phúc.

    Thằng bé Samet sốt ruột đợi mãi ngày bà lão dân chài được hưởng
    hạnh phúc. Nhưng đến cả bóng dáng của hạnh phúc cũng chẳng thấy đâu.
    Ngôi nhà của bà lão run rẩy trước gió và tối tối trong nhà cũng chẳng có
    ánh lửa.

    Thế rồi Samet bỏ làng ra đi, không đợi được đến ngày cuộc đời bà
    lão thay đổi. Mãi một năm sau, một người quen làm thợ đốt lò trên con
    tàu chở thư ở Lơ Havrơ mới kể cho anh nghe rằng con trai bà lão bất
    thình lình từ Pari trở về, anh chàng họa sĩ đó râu xồm, vui nhộn và có
    tính khí kỳ quặc. Từ ngày ấy người ta không còn nhận ra túp lều kia nữa.
    Nó trở nên ồn ào và dư dật. Người ta kháo nhau rằng bọn hoạ sĩ vẽ lăng
    nhăng cũng kiếm được ối tiền.

    Một hôm, ngồi trên boong tàu, Samet đang dùng chiếc lược sắt của
    mình chải mớ tóc rối tung trước gió cho Xuyzan thì con bé hỏi anh:

    - Anh Giăng ơi, rồi cũng có người cho em một bông hồng vàng chứ?

    - Rất có thể, - Samet trả lời. - Rồi cũng sẽ có một thằng dở hơi
    nào đó cho em, Xuyzan ạ! Trong đại đội anh có một chú lính gầy nhom.
    Thằng cha thật tốt số lạ lùng. Hắn nhặt được trên chiến trường một chiếc
    hàm giả gẫy, bằng vàng. Cả đại đội bèn bán đi lấy tiền nhậu. Chuyện đó
    xảy ra hồi chiến tranh An Nam. Các chàng pháo thủ say rượu mới lấy súng
    cối bắn chơi cho vui, đạn rơi vào miệng núi lửa đã tắt, nổ tung trong
    đó, và bị bất ngờ cú này, núi lửa liền thở phì phì và phun lại. Có trời
    biết tên cái núi lửa đó là gì. Hình như Kraka-Taka thì phải. Nó phun mới
    dữ làm sao! Bốn chục người dân bản xứ đang yên lành lăn cổ ra chết. Chỉ
    vì một cái hàm giả hỏng mà ngần ấy người toi mạng, thật quá quẩn! Về
    sau mới biết ra cái hàm răng ấy là của chính ông đại tá đơn vị anh đánh
    rơi. Vụ này rồi sau cũng được dẹp đi – uy tín của quân đội trên hết mà.
    Còn bọn anh thì chuyến ấy say bí tỉ.

    - Chuyện ấy xảy ra ở đâu hả anh? – Xuyzan nghi ngờ hỏi.

    - Anh đã nói rồi mà, ở tận nước An Nam, tận Đông Dương cơ. Ở đấy
    đại dương bùng bùng lửa cháy, chẳng khác gì dưới địa ngục, còn những
    con sứa thì giống như những cái váy viền đăng ten của vũ nữ. Ở đấy lại
    còn ẩm ướt nữa chứ, đến nỗi chỉ một đêm thôi, nấm đã mọc lên trong ủng
    bọn anh. Anh mà nói dối thì xin cứ treo cổ anh lên.

    Trước đó Samet đã nghe nhiều chuyện bịa đặt của lính tráng,
    nhưng riêng anh, anh chưa từng bịa chuyện bao giờ. Không phải anh không
    biết tưởng tượng, chẳng qua anh chưa bao giờ thấy cần phải làm như vậy.
    Còn giờ đây anh coi việc làm vui cho Xuyzan là một bổn phận thiêng
    liêng.

    Samet đưa Xuyzan đến Ruăng và trao tận tay cho bác gái nó – môt
    người đàn bà cao lớn, có đôi môi tái nhợt và mím chặt. Bà ta đeo hạt
    cườm đen khắp mình trông như một con rắn ở rạp xiếc.

    Con bé vừa trông thấy bà bác đã vội bám chặt lấy Samet và nép vào cái áo ca pốt bạc phếch của anh.

    - Không sao! – Samet thì thầm và khẽ đẩy vào vai Xuyzan. - Bọn
    lính trơn bọn anh cũng chẳng được lựa chọn cho mình các ông đại đội
    trưởng đâu. Chịu khó vậy, Xuzi, cô lính ạ!

    Samet bỏ đi. Anh ngoảnh lại mấy lần nhìn lên những khung cửa sổ
    của ngôi nhà buồn tẻ, ở đó đến gió cũng chẳng buồn lay động các bức rèm.
    Nghe rõ tiếng đồng hồ hối hả trong những quán nhỏ nằm ở các phố hẹp.
    Trong túi dết Samet còn giữ lại kỷ niệm của Xuyzan: một cái nơ buộc tóc
    đã nhàu nát màu xanh. Có trời mới biết vì sao cái băng đó lại thơm dịu
    đến thế, như thể nó được cất giữ trong một giành hoa tím.

    Bệnh sốt rét Mêhicô đã hủy hoại sức khoẻ của Samet. Anh chưa
    được thăng chức đội thì đã bị thải hồi, trở về cuộc sống dân thường với
    hàm binh nhì.

    Năm tháng qua đi torng cảnh thiếu thốn đơn điệu. Samet nếm trải
    hết nghề cực nhọc này đến nghề khốn khổ khác và cuối cùng anh trở thành
    người hót rác thành Pari. Từ đó, mùi bụi bặm và rác rưởi lúc nào cũng ám
    vào anh. Anh cảm thấy nó cả trong cơn gió thoảng từ phía sông Xen luồn
    vào trong phố, cả trong những bó hoa ướt át mà các bà lão ăn vận sạch sẽ
    đứng bán trên các đại lộ.

    Ngày lại ngày quyện lấy nhau torng một màu vàng đục. Nhưng đôi
    khi trong cái màu vàng đục ấy, Samet lại thấy dấy lên trong lòng mình
    một áng mây hồng: Đó là bộ áo dài cũ của Xuyzan. Từ tấm áo ấy phảng phất
    hương xuân tươi mát như thể người ta cũng cất nó trong giành hoa tím.

    Xuyzan giờ ở đâu? Em sống ra sao? Samet biết ngày nay Xuyzan đã
    là một cô gái trưởng thành, còn cha nàng thì đã bị tử thương.

    Đã nhiều lần Samet định đi Ruăng thăm Xuyzan. Nhưng anh cứ lần
    lữa mãi cho đến lúc chợt hiểu rằng mình đã bỏ lỡ thời gian và chắc chắn
    Xuyzan đã quên hẳn anh rồi.

    Anh tự mắng mình là đồ bị thịt, khi nhớ đến cuộc chia tay với
    Xuyzan. Đáng lẽ phải hôn cô bé thì anh lại ấn vào lưng nó, đẩy nó tới
    chỗ con quạ già nọ và bảo: “Chịu khó vậy, Xuzi, cô lính ạ!”

    Ai cũng biết những người thợ hót rác chỉ làm việc ban đêm. Có
    hai nguyên nhân buộc họ phải làm vào thời gian đó: Vì rác rưởi do con
    ngừơi thải ra tích tụ nhiều nhất vào cuối ngày và thứ hai, những người
    thơ hót rác không được phép xúc phạm tới thị giác và khướu giác của
    người dân đất kinh kỳ. Ban đêm hầu như không có ai ngửi hoặc trông thấy
    việc làm của họ, trừ lũ chuột cống.

    Samet đã quen với công việc về đêm và còn thích thú cái khoảng
    thời gian ấy là khác. Nhất là lúc ánh bình minh uể oải bắt đầu chọc
    thủng bóng tối trên thành phố. Sương mù vương vất trên sông Xen, nhưng
    sương không bao giờ bay lên quá thành cầu.

    Một hôm, cũng vào một buổi bình minh mờ mịt hơi sương như thế,
    Samet đi trên cầu Phế Binh bắc ngang sông Xen và gặp một thiếu phụ mặc
    áo dài màu tím nhạt, đính đăng ten đen. Thiếu phụ đứng trên thành cầu và
    nhìn xuống dòng sông.

    Samet dừng lại, cất bỏ chiếc mũ bụi bặm và nói:

    - Thưa tiểu thư, nước sông Xen lúc này lạnh lắm. Tiểu thư nên để tôi đưa về nhà thì hơn

    - Giờ đây tôi cũng chẳng có nhà.

    Thiếu phụ trả lời rất nhanh và quay về phía Samet.

    Samet để rơi chiếc mũ.

    - Xuzi! – Anh kêu lên bằng một giọng tuyệt vọng và sung sướng
    đến cực độ, - Cô lính Xuzi! Cô bé của anh! Thế là cuối cùng anh cũng đã
    gặp em. Chắc là em quên anh rồi. Anh là Giăng Ecnet Samet đây, cái anh
    binh nhì ở Trung đoàn Thuộc địa số Hai Mươi Bảy đã đưa em về cho mụ bác
    gái tởm lợm ở Ruăng đây. Em bây giờ xinh quá đi thôi! Tóc em chải mới
    khéo nữa chứ! Còn anh, cái thằng lính quèn này thì chẳng biết xoay xở
    với mái tóc em thế nào.

    - Giăng! - Thiếu phụ kêu lên, đâm bổ tới ôm lấy cổ anh và khóc, - Giăng, anh vẫn tốt như xưa. Em còn nhớ hết mà!

    - Ồ, rõ vớ vẩn! – Samet lầu bầu trong miệng. – Lòng tốt của anh
    thì lợi lộc gì cho ai. Có chuyện gì đã xảy ra với em vậy, em gái bé nhỏ
    của anh?

    Samet kéo Xuyzan lại gần mình và làm cái việc anh không dám làm
    trước kia ở Ruăng: Vuốt ve và hôn lên mái tóc óng ả của nàng. Rồi anh
    vội lánh ra, sợ Xuyzan ngửi thấy mùi chuột cống trên áo ngoài của anh.
    Nhưng Xuyzan lại càng nép chặt vào vai anh hơn

    - Có chuyện gì vậy, em bé nhỏ của anh? – Samet bối rối nhắc lại.

    Xuyzan không trả lời. Nàng không nén được tiếng nức nở. Samet hiểu rằng lúc này chưa nên hỏi nàng chuyện gì hết.

    - Anh có một cái hang chỗ tường thành. – Samet vội vã nói. – Hơi
    xa đây một chút. Tất nhiên ở nhà chẳng có gì hết, nhẵn như chùi. Nhưng
    được cái có thể hâm nước cho nóng và nằm ngủ trên giường. Ở đó em có thể
    tắm táp và nghỉ ngơi. Và nói chung em muốn ở bao lâu tùy thích.

    Xuyzan ở nhà Samet năm ngày. Năm ngày ấy, một mặt trời kỳ lạ cất
    lên trên thành Pari. Hết thảy mọi ngôi nhà, kể cả những nhà cũ kỹ nhất,
    ám khói, tất cả những khu vườn, thậm chí cả cái hang của Samet nữa đều
    rực rỡ trong những tia sáng của vừng thái dương ấy, như là những báu
    vật.

    Ai chưa từng được xúc động với hơi thở nhè nhẹ của thiếu nữ
    trong giấc ngủ, người đó chưa thể hiểu thế nào là dịu dàng. Môi nàng
    tươi hơn cả những cánh hoa ẩm ướt và đôi hàng mi nàng lấp lánh những
    giọt lệ đêm.

    Phải, những gì đã xảy ra với Xuyzan quả đúng như Samet dự đoán.
    Người tình của nàng - một diễn viên trẻ - đã phụ nàng. Nhưng năm ngày
    Xuyzan sống bên Samet đã đủ để cặp tình nhân làm lành với nhau.

    Samet tham dự vào việc hoà giải đó. Anh phải mang thư của Xuyzan
    lại cho anh chàng diễn viên và đã dạy cho gã điển trai đáng ngán nọ một
    bài học về phép lịch sự khi gã định dúi vào tay anh vài xu tiền thưởng.


    Sau đó ít lâu, anh chàng diễn viên đáp xe ngựa đến tìm Xuyzan.
    Và đâu lại vào đó: Một bó hoa, những cái hôn, tiếng cười qua nước mắt,
    lời xin lỗi và dáng vô tư ngượng ngập.

    Khi đôi bạn trẻ lên đường, Xuyzan vội vã nhảy lên xe, nàng quên
    cả từ biệt Samet. Liền đó nàng sực nhớ ra, đỏ mặt và ngượng ngùng đưa
    tay cho anh.

    - Em đã chọn lấy cuộc sống theo ý em, anh chỉ còn biết chúc em hạnh phúc. - Cuối cùng Samet mới lầu bầu nói.

    - Em chưa biết rồi sẽ ra sao? – Xuyzan trả lời và mắt nàng ngấn lệ.

    - Em băn khoăn như vậy thực là vô ích, em bé nhỏ của anh ạ! –
    Anh chàng diễn viên trẻ dài giọng và nhắc lại. – Em bé xinh đẹp của anh.


    - Giá có ai đó tặng cho em một bông hồng vàng! – Xuyzan thở dài.
    – Cái đó chắc chắn sẽ mang lại cho em hạnh phúc. Em vẫn nhớ câu chuyện
    anh kể trên tàu, anh Giăng ạ!

    - Biết đâu đấy! – Samet trả lời. – Nhưng dù sao thì người sẽ
    mang bông hồng vàng đến cho em cũng chẳng phải là cái anh chàng quý phái
    này đâu. Em tha lỗi cho anh, anh là một thằng lính, anh không ưa bọn
    công tử bột.

    Hai người trẻ tuổi đưa mắt cho nhau. Gã diễn viên nhún vai. Chiếc xe chuyển bánh.

    Paustovsky
    Share this post on: reddit

    handsomevip007

    Bài gửi Sat 26 Mar 2011, 15:59 by handsomevip007

    Vote! Truyện "Bông hồng vàng" (MT từng kể choa nghe ak) 723147
    Rắng kiếm mấy bài hay hay vậy để đọc trước khi MT cho nghe nhá! Truyện "Bông hồng vàng" (MT từng kể choa nghe ak) 343215
    bestfriend4ever_35

    Bài gửi Sat 26 Mar 2011, 16:11 by bestfriend4ever_35

    đó giờ đọc cũng nhìu nhưng đa số đều ko nhớ tên truyện hay chưa kím dc!!! ráng đợi ik!!! truyện nì con đọc cách đây mấy năm mà nhờ MT nhắc con mới tên ak!!!

    Bài gửi  by Sponsored content


      Hôm nay: Sat 27 Apr 2024, 20:45